Làm việc với công ty TNHH Phát triển Dược phẩm PPD Việt Nam và Công ty Dược phẩm Glaxosmithkline về tiềm năng hợp tác và triển khai thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng

Thứ năm - 20/03/2025 22:11 502 0
Sáng ngày 19/3/2025, chuyên gia Công ty TNHH Phát triển Dược phẩm PPD Việt Nam và Công ty Dược phẩm Glaxosmithkline đã thăm và làm việc tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Làm việc với công ty TNHH Phát triển Dược phẩm PPD Việt Nam và Công ty Dược phẩm Glaxosmithkline về tiềm năng hợp tác và triển khai thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng Quản lý khoa học phối hợp tổ chức buổi làm việc giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với đại diện Công ty TNHH Phát triển Dược phẩm PPD Việt Nam và Công ty GlaxoSmithKline (GSK) nhằm mục đích trao đổi thêm về khả năng triển khai và kế hoạch thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng dự kiến tại tỉnh Thái Bình.

Tham dự buổi làm việc có ThS.DS Nguyễn Thị Tường Vi - Giám sát viên Nghiên cứu lâm sàng, Công ty TNHH Phát triển Dược phẩm PPD Việt Nam (là công ty thành viên của Công ty Thermo Fisher Scientific); ThS.BS Gustavo Adolfo Hernadez-Suarez - Giám đốc, Trưởng nhóm cấp cao về Khoa học lâm sàng Công ty GSK; BSCKII Phạm Hữu Thắng - Nguyên Trưởng phòng Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, CDC tỉnh Thái Bình; BS Nguyễn Đức Bình - Khoa 3 chuyên khoa, Bệnh viện Nhi Thái Bình.
Về phía Trường Đại học Y Dược Thái Bình có PGS.TS.BS Nguyễn Duy Cường - Hiệu trưởng, TS.BS Nguyễn Thế Điệp - Phó Hiệu trưởng; cùng đại diện lãnh đạo các khoa, phòng ban, bộ môn có liên quan.

PPD là công ty hàng đầu thế giới trong việc nghiên cứu và phát triển các liệu pháp tế bào và gene trị liệu. Hoạt động nghiên cứu lâm sàng PPD của Thermo Fisher Scientific là nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu giải pháp CRO giúp cung cấp các liệu pháp thay đổi cuộc sống. Là một công ty dẫn đầu trong nghiên cứu lâm sàng: cung cấp dịch vụ phát triển thuốc, phòng thí nghiệm và vòng đời toàn diện cho khách hàng trong các tổ chức dược phẩm, công nghệ sinh học, thiết bị y tế, học thuật và chính phủ. Bằng cách khai thác công nghệ và chuyên môn tiên tiến, nỗ lực trao quyền cho khách hàng đưa liệu pháp ra thị trường nhanh hơn. Với mong muốn mở rộng nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại các quốc gia đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân, PPD đã và đang tiến hành dự án thử nghiệm đào tạo và triển khai cơ sở thử nghiệm lâm sàng tại khu vực Đông Nam Á.
GlaxoSmithKline được biết đến là một công ty dược phẩm sinh học toàn cầu với mục đích kết hợp khoa học, công nghệ và nhân tài để cùng nhau chống lại bệnh tật. Với ưu tiên trong nghiên cứu đổi mới các loại thuốc đặc trị, vaccine và các thuốc thông thường để phòng ngừa và điều trị bệnh. Trọng tâm trong nghiên cứu và phát triển vào khoa học về hệ thống miễn dịch và các công nghệ tiên tiến, đầu tư vào bốn lĩnh vực điều trị cốt lõi - hô hấp, miễn dịch học và viêm; ung thư học; HIV và các bệnh truyền nhiễm - để tác động đến sức khỏe ở quy mô lớn. Với chiến lược “Ahead Together” có nghĩa là can thiệp sớm để ngăn ngừa và thay đổi quá trình bệnh tật, giúp bảo vệ mọi người và hỗ trợ các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
PGS.TS.BS Nguyễn Duy Cường - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu chào mừng
Buổi làm việc là cơ hội để hai bên cùng nhau trao đổi, thảo luận về khả năng triển khai và kế hoạch thực hiện các nghiên cứu lâm sàng dự kiến tại tỉnh Thái Bình. PGS.TS.BS Nguyễn Duy Cường - Hiệu trưởng Nhà trường tin tưởng rằng, với kinh nghiệm và chuyên môn của PPD Việt Nam - một công ty nghiên cứu lâm sàng thuộc tập đoàn Thermo Fisher Scientific, cùng với sự đồng hành của GlaxoSmithKline - một trong những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới, hai bên sẽ có nhiều cơ hội hợp tác chặt chẽ để triển khai các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có chất lượng cao tại Việt Nam, đặc biệt là tại Thái Bình.
TS.BS Nguyễn Trung Kiên - Trưởng phòng Quản lý khoa học đã giới thiệu khái quát về các nguồn lực và tiềm năng phát triển khoa học công nghệ, một số thành tựu đã đạt được trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường; đồng thời chia sẻ về chiến lược và định hướng phát triển khoa học công nghệ của Nhà trường giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến năm 2035.
ThS.DS Nguyễn Thị Tường Vi - Giám sát viên Nghiên cứu lâm sàng, Công ty TNHH Dược phẩm PPD Việt Nam
ThS.DS Nguyễn Thị Tường Vi - Giám sát viên Nghiên cứu lâm sàng, Công ty TNHH Dược phẩm PPD Việt Nam và ThS.BS Gustavo Adolfo Hernadez-Suarez - Giám đốc, Trưởng nhóm cấp cao về Khoa học lâm sàng, Công ty GlaxoSmithKline đã giới thiệu về Công ty TNHH Phát triển Dược phẩm PPD Việt Nam và Công ty GlaxoSmithKline cũng như các định hướng nghiên cứu của Công ty trong tương lai ở Việt Nam.
ThS.BS Gustavo Adolfo Hernadez-Suarez - Giám đốc, Trưởng nhóm cấp cao về Khoa học lâm sàng Công ty GlaxoSmithKline trình bày về dự án nghiên cứu của Công ty
Cũng trong buổi làm việc TS.BS Khiếu Hữu Thanh cùng các thành viên chủ chốt trong nhóm nghiên cứu, cùng đại diện Công ty PPD và công ty GSK đã thảo luận về đề cương và các yêu cầu của nghiên cứu. Việc hợp tác này hứa hẹn sẽ mang đến những giải pháp hiệu quả trong việc nghiên cứu, điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
TS.BS Khiếu Hữu Thanh cùng các thành viên nhóm nghiên cứu thảo luận về đề cương nghiên cứu
Nhà trường cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi, huy động nguồn lực phù hợp và phối hợp chặt chẽ với các đối tác để đảm bảo quá trình triển khai nghiên cứu diễn ra hiệu quả, tuân thủ các tiêu chuẩn khoa học và đạo đức trong nghiên cứu y sinh.
Sau quá trình trao đổi, hai bên đã thống nhất các nội dung hợp tác trong thời gian tới, với trọng tâm là dự án thử nghiệm lâm sàng về viêm tai giữa ở trẻ em và mở ra cơ hội hợp tác quốc tế trong việc áp dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến.

 

Tác giả bài viết: Phòng Quản lý khoa học

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.tbump.edu.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây