Giới thiệu chung

Danh mục
 

1.Thành Lập
2. Nhiệm vụ
3. Đội ngũ cán bộ cơ cấu tổ chức
4. Các cấp bậc và ngành đào tạo
5. Quy mô đào tạo
6. Nghiên cứu khoa học
7. Cở sở thực hành và giảng dạy lâm sàng
8. Hợp tác quốc tế
9. Cơ sở vật chất
10. Trang thiết bị
 1. THÀNH LẬP
      Ngày 23/7/1968 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 114/CP thành lập Phân hiệu Đại học Y khoa Thái Bình và ngày 24/01/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/CP chuyển Phân hiệu Đại học Y khoa Thái Bình thành Trường Đại học Y Thái Bình. Ngày 11/11/2013, Trường được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2154/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Y Thái Bình thành trường Đại học Y Dược Thái Bình
      Trường Đại học Y Dược Thái Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở đóng tại 373 phố Lý Bôn, thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
  2. NHIỆM VỤ
      - Đào tạo nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ ở trình độ đại học và sau đại học cho đất nước và hai nước bạn Lào và Campuchia và Mô-dăm-bích. Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, các văn bằng, chứng chỉ khác theo nhu cầu xã hội. Tuyển sinh và quản lý người học. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, tham gia các hoạt động xã hội.
     - Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực Y sinh học và một số lĩnh vực khác có liên quan.
     - Khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình, dự án về chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
     - Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề, tuổi và giới; chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ.
 3. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
      Trường có 525 cán bộ. Trong đó có 456 viên chức, 69 hợp đồng lao động.
Về đội ngũ giảng dạy: Có 365 người; trong đó có 01 Giáo sư, 19 Phó giáo sư, 54 Tiến sĩ, 30 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 209 Thạc sĩ, 06 bác sĩ chuyên khoa cấp I (24 Giảng viên cao cấp; 98 Giảng viên chính).
     Ngoài ra, Trường còn có 300 cán bộ có học hàm, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và trình độ sau đại học là giảng viên thỉnh giảng thuộc các cơ sở thực hành của Nhà trường và các Bệnh viện, Viện đầu ngành.
       Cơ cấu tổ chức của Trường hiện này gồm 11 phòng, ban chức năng. 02 đơn vị (Thư viện và Trung tâm Công nghệ thông tin, Trạm Y tế), 06 khoa (31 bộ môn trực thuộc khoa), 18 bộ môn, 07 trung tâm và 02 đơn vị trực thuộc Trường (Bệnh viện Đại học Y Thái Bình và Trung tâm Nghiên cứu dân số và Sức khỏe nông thôn).
       Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Hội Cựu chiến binh.
  4. CÁC CẤP BẬC VÀ NGÀNH ĐÀO TẠO
Đào tạo đại học

Trường là cơ sở đào tạo chính quy và liên thông bậc đại học các ngành:
  + Bác sỹ y khoa
  + Bác sỹ Y học cổ truyền
  + Bác sỹ Y học dự phòng
  + Dược sỹ đại học
  + Cử nhân Điều dưỡng
  + Cử nhân Y tế công cộng
  + Cử nhân xét nghiệm y học
  + Cử nhân Điều dưỡng 4 năm hệ vừa làm vừa học
   Đào tạo sau đại học
+ 19 CTĐT
+ 02 Tiến sĩ: Y tế công cộng, Tiến sĩ Y học dự phòng
+ 07 Bác sĩ chuyên khoa cấp II: Quản lý Y tế, Chấn thương Chỉnh hình, Nội tổng hợp, Nội tiêu hoá, Sản phụ khoa, Ngoại tổng hợp, Ngoại tiêu hoá, Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt.
+ 04 Thạc sĩ ngành: Y tế công cộng, Y học dự phòng, Dinh dưỡng, Ngoại khoa.
+ 04 Bác sĩ nội trú chuyên ngành: Nội khoa, Ngoại khoa, Sản phụ khoa, Y học cổ truyền.
+ 12 Bác sĩ chuyên khoa cấp I: Nội, Ngoại, Sản phụ khoa, Nhi, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Chẩn đoán hình ảnh, Y học dự phòng,  Y tế công cộng, An toàn thực phẩm.
+ Chuyên khoa cơ bản và kỹ thuật với hầu hết các chuyên ngành lâm sàng và cận lâm sàng.
+  Đào tạo lại cho các bác sĩ tuyến y tế cơ sở: Phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp sư phạm Y học, Phương pháp giảng dạy lâm sàng, cập nhật kiến thức chuyên ngành.
Quy mô, số lượng sinh viên học viên 
STT    Năm học     Số lượng sinh viên    Số lượng học viên       Tổng
 1           2020                6313                               358                       6671
 2           2021                6171                               505                       6675
 3           2022                5808                               404                       6212
 4           2023                 5971                              559                       6530
  5. QUY MÔ ĐÀO TẠO
Năm 2008 gần 5.000 học sinh, sinh viên và học viên, tuyển sinh hàng năm trên 1.000 chỉ tiêu.
Năm 2010: 6.000
Năm 2018: 6.136 
Năm 2020: 6.671
Năm 2021: 6.675
Năm 2022: 6.212
Năm 2023: 6.530
 6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng và triển khai kỹ thuật mới; nghiên cứu y học dự phòng và y tế công cộng; nghiên cứu về đào tạo.
Trong những năm tới Nhà trường chú trọng các nghiên cứu chuyên sâu và ưu tiên hai mũi nhọn: Công nghệ Sinh học di truyền, sinh học phân tử và Thụ tinh trong ống nghiệm.
Số  đề tài đã và đang thực hiện:
+ 01 đề cấp Nhà nước
+ 05 đề tài nhánh cấp Nhà nước
+ 01 đề tài hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thư ký với nước ngoài
+ Hàng chục đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh và đề tài hợp tác Quốc tế
+ 40 - 70 đề tài cấp cơ sở mỗi năm
+ 7 - 10 sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 7. CƠ SỞ THỰC HÀNH VÀ GIẢNG DẠY LÂM SÀNG
- Cơ sở tại trường
+ Các Labo thực hành Y và Dược
+ Trung tâm Đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng (Skillslab).
+ Bệnh viện Trường.
- Cơ sở ngoài trường
+ Các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng của Thái Bình, Nam Định và một số tỉnh trong khu vực Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình...
+ Các Bệnh viện tuyến huyện của Thái Bình và một số tỉnh trong khu vực.
+ Các cơ sở Dược tuyến tỉnh của Thái Bình và một số tỉnh trong khu vực.
+ Trạm Y tế các xã, phường thuộc Thái Bình và một số tỉnh trong khu vực.
   8. HỢP TÁC QUỐC TẾ
  - Trường có quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều nước như Đan Mạch, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc:
  - Hợp tác với một số trường đại học nước ngoài: Đại học Copenhagen (Đan Mạch), Đại học Nam Đan Mạch, Đại học Cao Đẳng Nam Đan Mạch, Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải, Marseille (Pháp), Đại học Kanagawa (Nhật Bản), Đại học Thiên Tân (Trung Quốc).
  - Hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ: Tổ chức Agape Hosptial Fellowship (Hàn Quốc); Công ty Innovation Medical Service – IMS (Nhật Bản); Công ty Mitsubishi (Nhật Bản); Health Anvancement in VietNam - HAIVN (Hoa Kỳ).
  Thông qua hợp tác quốc tế, năng lực quản lý, chuyên môn của đội ngũ cán bộ Trường được nâng cao, trang thiết bị được bổ sung và hiện đại hóa, sinh viên được tiếp cận với các hoạt động đào tạo có chất lượng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.   
  Bên cạnh đó Trường Đại học Y Thái Bình là cơ sở chính của Việt Nam đào tạo bác sĩ cho CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia.
 
  9. CƠ SỞ VẬT CHẤT
   Hiện tại Trường có diện tích 84.193 m2 được chia làm 2 khu vực.
- Khu A: Khu Nhà 15 Tầng là nơi làm việc của Ban Giám hiệu, các phòng ban trung tâm, bộ môn, khu giảng đường
- Khu C có diện tích 38.846 m2 gồm: Khu nhà 9 tầng (là nơi làm việc của Trung tâm, Khoa, Bộ môn, labo);
- Khu B là khu giảng đường; Thư viện và Trung tâm CNTT 
- Khu ký túc xá sinh viên; khu bệnh viện trường; khu nhà ăn.
  10. TRANG THIẾT BỊ
Trường có nhiều loại máy móc hiện đại phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học như: Labo Y sinh học phân tử, sắc ký lỏng cao áp, hoá phát quang miễn dịch, siêu âm màu, Xquang tăng sáng truyền hình, Máy chụp cắt lớp vi tính, máy điện não đồ 64 kênh, nội soi Tai Mũi Họng, nội soi dạ dày, thiết bị mổ nội soi ổ bụng và sản khoa, máy mổ Phaco lạnh, máy tán sỏi ngoài cơ thể, cơ sở chạy thận nhân tạo …
  Website của Trường đã đưa lên mạng Internet từ tháng 10 năm 2003, được nâng cấp năm 2014 và định kỳ được bổ sung thông tin.
  Hiện tại Thư viện và trung tâm CNTTtrường có  83.392 cuốn sách,  với hệ thống thư viện số, Thư viện điện tử, Hệ thống server chạy các chương trình quản lý, cùng với đó có hơn 1.000 đĩa VCD là cơ sở dữ liệu của Thư viện điện tử.  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây