04:56 +07 Thứ sáu, 22/09/2023               ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Thông tin chung

Hệ thống tổ chức

Danh mục Tin tức

Lịch giảng

Tra cứu điểm

:::Thăm dò ý kiến:::

Bạn thấy website mới của trường thế nào?

Rất dễ sử dụng, giao diện đẹp, bố cục rõ ràng

Dễ sử dụng,giao diện đẹp, bố cục rõ ràng

Bình thường, giao diện đẹp, bố cục rõ ràng

Khó sử dụng, giao diện đẹp, bố cục rõ ràng

Liên kết website

Trung tâm Anh Ngữ
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ TMH
Trung tâm tin học
Thu vien y khoa
Báo sức khỏe & đời sống
Bác sỹ trẻ tình nguyện
Đào tạo điều dưỡng
Bộ môn Mắt
Tra cứu điểm thi hết học phần
Bác sĩ Nội trú
Công đoàn Y tế Việt Nam
Bộ Y tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mạng văn phòng điện tử tỉnh Thái Bình
Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

Khó khăn vướng víu của tự chủ ĐH do những thói quen cũ, cách nghĩ cũ, tư duy cũ

Đăng lúc: Chủ nhật - 07/08/2022 15:49 - Người đăng bài viết: administrator
Tác giả bài viết: Phạm Minh
Nguồn tin: giaoduc.net.vn/
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, quá trình triển khai tự chủ đại học thời gian qua vẫn có những vướng mắc, còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn
Ngày 04/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức "Hội nghị tự chủ đại học 2022”.

Chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh.

Khó khăn vướng víu của tự chủ ĐH do những thói quen cũ, cách nghĩ cũ, tư duy cũ ảnh 1

Toàn cảnh Hội nghị tự chủ đại học 2022. Ảnh: Doãn Nhàn

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đã đạt được trong triển khai tự chủ đại học, thẳng thắn nhìn nhận khó khăn, vướng mắc, xác định những nguyên nhân trọng yếu, từ đó định hướng lộ trình cùng những việc cần làm trong thời gian tới.

Khó khăn vướng víu của tự chủ ĐH do những thói quen cũ, cách nghĩ cũ, tư duy cũ ảnh 2

Các đại biểu tham dự hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, là một trong ba đột phá chiến lược để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trước mắt cũng như lâu dài. Đổi mới và phát triển giáo dục đại học là khâu, là phần quan trọng của nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó.

Khó khăn vướng víu của tự chủ ĐH do những thói quen cũ, cách nghĩ cũ, tư duy cũ ảnh 3

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Doãn Nhàn

Trường đại học hoạt động với tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao là mô hình và cơ chế phổ biến trên khắp thế giới, điều này đã từng tồn tại lâu dài và sự ưu việt của nó đã được khẳng định trong thực tế hoạt động giáo dục bậc cao của nhân loại.

Ở Việt Nam, quá trình thực hiện tự chủ đại học là một phần của quá trình đổi mới và hiện đại hoá, quốc tế hoá giáo dục đại học, là một khâu trong sự chuyển đổi mô hình giáo dục đại học thời kỳ bao cấp và kế hoạch hoá sang thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam diễn ra dưới sự chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt thông qua các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong ba thập niên vừa qua và đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực.

Tự chủ đại học như một cuộc cách mạng để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học.

Theo định hướng đổi mới đó, giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt trong mấy năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã và đang chuyển đổi dần cơ chế, từng bước thực hiện các quyền chủ động của mình và nhờ đó, các cơ sở giáo dục đại học đã năng động hơn, năng lực cạnh tranh tốt hơn, cả hệ thống đại học đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả nhận thức và hành động, cả lý luận và thực tiễn.

Có thể nói một luồng sinh khí mạnh mẽ đã xuất hiện từ bên trong của hệ thống và thúc đẩy các đại học phát triển. Giá trị và phương diện tích cực của tự chủ đại học là rõ ràng, là hiển nhiên và không thể phủ định được.

Theo Bộ trưởng, tự chủ đại học là một cơ chế mới, phức tạp cần đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều hoạt động, vì vậy trong quá trình triển khai, thời gian qua vẫn có những vướng mắc, còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, và đó cũng là điều khó tránh khỏi.

Có những vướng mắc do hệ thống các văn bản quy định pháp luật làm nền tảng cho việc triển khai còn có những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ và nhất quán.

Khó khăn vướng víu do những thói quen cũ, cách nghĩ cũ, tư duy cũ. Vướng mắc do sự chia sẻ và đón nhận từ xã hội có chuyển biến chưa đồng bộ và tương thích. Có cả những ngộ nhận về các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan tới tự chủ…; có những trục trặc phát sinh trong quá trình chuyển đổi hệ thống và chuyển đổi của các đơn vị, các thành tố. Và cả những vấn đề nảy sinh từ các điều kiện để thực hiện tự chủ trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế xã hội của Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hội nghị về tự chủ đại học là cơ hội để cùng nhau nhận thức sâu hơn, đầy đủ và thông suốt hơn về các vấn đề có liên quan, để cùng bàn về các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong thực hiện.

Hội nghị là dịp để cùng đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực, các kết quả tốt đã đạt được; chỉ ra các nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong thực hiện tự chủ đại học; và đặc biệt là chúng ta cùng xác định các vấn đề, các yêu cầu, các công việc cần làm tiếp trong thời gian sắp tới, những việc mà các cơ sở giáo dục đại học, các bộ ngành, các địa phương với trách nhiệm của mình cần thiết phải triển khai.

"Các vấn đề liên quan tới tự chủ đại học có rất nhiều, nhưng trong khuôn khổ của hội nghị này, chúng ta sẽ tập trung trao đổi về mấy nhóm vấn đề chính, gồm: Chiến lược phát triển và hội nhập quốc tế; Đổi mới quản trị đại học và quản lý nhà nước; Nguồn lực cho phát triển giáo dục đại học.

Với việc đi sâu vào các chủ đề này, ban tổ chức hy vọng hội nghị có thể làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề quan trọng, cả ở tầm vĩ mô và vi mô, tầm chính sách và các vấn đề có tính kỹ thuật, cả nhận thức và hành động, cả vấn đề bên trong và vấn đề bên ngoài có liên quan.

Hội nghị sẽ nghe các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ định hướng cho việc triển khai trong thời gian sắp tới", tư lệnh ngành giáo dục nhấn mạnh.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Tuần 10, năm học 2023-2024: Từ 18/09 đến 24/09/2023
Sáng thứ 2:
9h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì Họp BGK Hội giảng triển khai kế hoạch bình giảng chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường, 41 năm ngày Nhà giáo VN 20/11 


Chiều thứ 2:
13h30 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì Giao ban cán bộ quản lý
15h15 - PHBV: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Giao ban Bệnh viện


Sáng thứ 3:
7h30 - P.GB: Lãnh đạo Trường  Chủ trì Họp Tập thể Lãnh đạo trường về xây dựng Đề án thành lập Khoa Khoa học cơ bản và Khoa Khoa học Y sinh
10h00 - TPTB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Dự buổi làm việc giữa Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh với các sở ngành liên quan chuẩn bị cho kỳ họp của HĐND tỉnh khóa XVII
10h00 - P.GB: TS Nguyễn Thế Điệp  Chủ trì Họp về kế hoạch triển khai các hoạt động hợp tác và đề xuất xây dựng nhiệm vụ KH&CN thuộc Quỹ phát triển KH&CN Nafosted


Chiều thứ 3:
14h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến  Chủ trì Họp Tập thể lãnh đạo Trường về công tác cán bộ 
15h00 - P.GB: Chủ tịch Hội đồng  Chủ trì Họp HĐ xét phân loại lao động và HĐ lương tháng 9


Sáng thứ 4:
7h30 - TPTB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Dự Đại hội Công đoàn tỉnh Thái Bình lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2023-2028
7h30 - N. Định: Lãnh đạo Trường  Tham gia đoàn xét duyệt Quyết toán NSNN năm 2022 của Bộ Y tế (02 ngày)
9h30 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Hội đồng Nghiệm thu sách giáo trình Bộ môn Điều dưỡng


Chiều thứ 4:
14h00 - HT3.3: Chủ tịch Hội đồng  Chủ trì Họp Hội đồng thi tuyển sinh Sau đại học đợt 2 năm 2023 15h00 - TPTB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Dự Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
17h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì Làm việc với công ty Bình Dương (tỉnh Nam Định) về việc trao tặng quà nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập Trường, 20 năm thành lập Bệnh viện trường.


Sáng thứ 5:
8h00 - Hà Nội: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Làm việc tại Bộ Y tế 
8h00 - Sơn Tây: TS Nguyễn Thế Điệp  Tiếp nhận Lưu học sinh nhập Trường năm học 2023-2024 (Đợt 1)
9h00 - PHBV: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Họp công tác Bệnh viện 


Chiều thứ 5:


Sáng thứ 6:
8h00 - ĐGĐ: Lãnh đạo Trường  Chủ trì Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024


Chiều thứ 6:
14h00 - HT3.4: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Phố biến quy chế thi tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2023
19h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Họp góp ý xây dựng Milestones (trực tuyến)


Sáng thứ 7:
7h00 - YDTB: Chủ tịch HĐ  Chủ trì Thi tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2023 (từ 23/9/2023-25/9/2023)
8h30 - ĐGĐ: Lãnh đạo Trường  Chủ trì Hội thảo “Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành Y khoa thích ứng công nghệ số - English in Medicine”
8h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì Hội thảo khoa học “Cập nhật Gây mê hồi sức năm 2023”


Chiều thứ 7:


Chủ nhật:

Thông tin tuyển sinh

:::Video hoạt động:::

Hoạt động nổi bật giữa hai Hội Hữu nghị Việt Nam Campuchia " Ươm mầm hữu nghị "

Thống kê

  • Đang truy cập: 0
  • Hôm nay: 8595
  • Tháng hiện tại: 667101
  • Tổng lượt truy cập: 33953037