01:22 +07 Thứ ba, 21/03/2023               ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Thông tin chung

Hệ thống tổ chức

Danh mục Tin tức

Lịch giảng

Tra cứu điểm

:::Thăm dò ý kiến:::

Bạn thấy website mới của trường thế nào?

Rất dễ sử dụng, giao diện đẹp, bố cục rõ ràng

Dễ sử dụng,giao diện đẹp, bố cục rõ ràng

Bình thường, giao diện đẹp, bố cục rõ ràng

Khó sử dụng, giao diện đẹp, bố cục rõ ràng

Liên kết website

Cuộc thi viết tiểu luận
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ TMH
Trung tâm tin học
Thu vien y khoa
Báo sức khỏe & đời sống
Bác sỹ trẻ tình nguyện
Đào tạo điều dưỡng
Bộ môn Mắt
Tra cứu điểm thi hết học phần
Bác sĩ Nội trú
Công đoàn Y tế Việt Nam
Bộ Y tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mạng văn phòng điện tử tỉnh Thái Bình
Trang nhất » Tin Tức » Thông tin phòng chống Dịch bệnh Covid-19

Hãy cùng trò chuyện để phòng, chống trầm cảm

Đăng lúc: Thứ bảy - 15/04/2017 08:01 - Người đăng bài viết: Administrator

Nguồn tin: moh.gov.vn
Đây là thông điệp của Lễ Mít tinh hưởng ứng ngày Sức khỏe thế giới năm 2017 được tổ chức vào sáng nay ngày 7/4/2017 tại trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ mít tinh

GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ mít tinh

     Buổi lễ mít tinh có sự tham dự của GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới; đại diện Lãnh đạo các Bộ/ngành/ các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế; Lãnh đạo các Vụ/Cục của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; cùng toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh trường Trung học sở sở Đoàn Thị Điểm; các cơ quan truyền hình thông tấn Trung ương, Hà Nội đã về dự và đưa tin cho sự kiện.

Toàn cảnh buổi Lễ
     Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng tàn tật, làm cho hàng triệu người bị giảm hoặc mất sức lao động tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính năm 2015 Việt Nam có hơn 3,5 triệu người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số. Tất cả mọi người đều có thể mắc trầm cảm, tuy nhiên rối loạn này xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Có 3 nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn là học sinh và thanh thiếu niên, phụ nữ trước, sau sinh và người cao tuổi. Trầm cảm luôn nằm trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở mọi nhóm tuổi, kể cả nhóm dưới 15 tuổi. Theo kết quả nghiên cứu năm 2008 ở Việt Nam, gánh nặng bệnh tật do trầm cảm đo bằng DALY (số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật) chiếm tới 12% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ giới. Trầm cảm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng tàn tật ở nữ giới  - chiếm tới 29% tổng số năm sống với khuyết tật do mọi nguyên nhân và nguyên nhân thứ 2 gây gánh nặng tàn tật ở nam giới.
     Phát biểu khai mạc buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: học sinh và thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ cao bị rối loạn trầm cảm vì vậy nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các em. Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế trong thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung ở nước ta đã từng bước được quan tâm, tuy nhiên đối với hoạt động phòng, chống trầm cảm nói riêng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Các chương trình can thiệp mới chỉ triển khai thí điểm tại một số địa phương trên quy mô nhỏ. Do đó hiện nay hầu hết những người bị trầm cảm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện, chưa được quản lý điều trị và chăm sóc đầy đủ, đồng thời đa số người dân còn chưa có hiểu biết đúng về bệnh này dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người rối loạn trầm cảm
Các em học sinh tham gia đồng diễn tại lễ mít tinh
Tại buổi lễ đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, có các quy định, hướng dẫn cụ thể để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe, giúp các em thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, được trang bị kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau đồng thời quản lý sức khỏe, phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ để tư vấn, giúp đỡ kịp thời và phối hợp với cơ sở y tế và gia đình để chăm sóc sức khỏe cho các em. Đồng thời đề nghị Tổ chức Y tế thế giới, các cơ quan, tổ chức quốc tế và trong nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan để phối hợp, hỗ trợ, cùng chung tay phòng, chống trầm cảm nói riêng và chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung, vì một Việt Nam khỏe mạnh.
Để dự phòng và kiểm soát trầm cảm hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông làm cho người dân có nhận thức đúng về trầm cảm, cách nhận biết, phát hiện sớm để đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời, biết cách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường hòa nhập và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người có rối loạn trầm cảm; Phối hợp triển khai các chính sách, chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như học sinh và thanh thiếu niên, phụ nữ trước và sau sinh và người cao tuổi, thông qua các mô hình trường học nâng cao sức khỏe, tăng cường kỹ năng sống, câu lạc bộ sức khỏe, chương trình tăng cường hoạt động thể lực cho người dân;  Tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, chăm sóc cùng với phối hợp để phát triển các dịch vụ tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội cho người mắc bệnh ở cộng đồng.
Khuyến cáo với cộng đồng:
1. Trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
2. Để dự phòng  trầm cảm: bạn hãy TRÒ CHUYỆN với mọi người bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và điều trị trầm cảm.
3. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị trầm cảm: Hãy tích cực giao tiếp với mọi người, hay chia sẻ với ai đó mà bạn tin cậy về cảm giác và suy nghĩ của mình. Bạn hãy tiếp tục làm việc tích cực tập luyện thể dục thể thao, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
4. Khi cần trợ giúp chuyên môn: Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe.

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Tuần 35, năm học 2022-2023: Từ 13/03 đến 19/03/2023
Sáng thứ 2:
7h30 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Họp về đề xuất điều chỉnh học phí năm học 2022-2023


Chiều thứ 2:
13h30 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì  Giao ban cán bộ quản lý
15h15 - PHBV: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Giao ban Bệnh viện


Sáng thứ 3:
7h30 - PHBV: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Làm việc với đoàn phúc tra chất lượng Bệnh viện của Sở Y tế


Chiều thứ 3:
14h00 - PHBV: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Giao ban Bệnh viện
14h00 - TPTB: TS Nguyễn Thế Điệp  Dự hội nghị giao ban trực tuyến công tác phi chính phủ nước ngoài
15h30 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì Họp về công tác tuyển sinh đại học năm 2023


Sáng thứ 4:
7h30 - YDTB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì Tiếp công dân định kỳ của LĐT tháng 3/2023
7h30 - PH 2.1: PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến  Chủ trì Họp Ban Thường vụ Đảng ủy
10h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì Họp HĐ xét phân loại lao động và HĐ lương tháng 3/2023




Chiều thứ 4:
14h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến  Chủ trì Họp Ban Chấp hành Đảng ủy


Sáng thứ 5:
7h00 - Hà Nội: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Làm việc với Bộ Y tế
7h30 - PHBV: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Họp công tác Bệnh viện
8h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến  Chủ trì Họp Ban Thường vụ ĐU - UBKT Đảng ủy
9h00 - PH 2.1: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Họp Hội đồng thông qua đề cương sách giáo trình
10h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến  Chủ trì Tiếp Đại sứ nước CHDCND Lào thăm và làm việc tại Trường




Chiều thứ 5:
14h30 - HT 3.3: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Họp rà soát hoạt động Tự đánh giá Cơ sở giáo dục (lần 2)
15h00 - HT 3.2: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Hội thảo trực tuyến đổi mới Chương trình đào tạo CKI Nội


Sáng thứ 6:
7h30 - HT 3.3: TS Nguyễn Thế Điệp  Chủ trì Họp Hội đồng xét duyệt đề cương đề tài KHCN cấp cơ sở
8h00 - P.GB: Lãnh đạo Trường  Chủ trì Họp Ban biên tập cuốn lịch sử 55 năm thành lập Trường ĐHYDTB
10h00 - P.GB: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì  Họp về cơ sở vật chất


Chiều thứ 6:
14h00 - HT 3.3: PGS.TS Nguyễn Duy Cường  Chủ trì Hội nghị Nghiên cứu sinh năm 2023



Sáng thứ 7:
8h00 -Vũ Thư: PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  Chủ trì Khai mạc lớp Phương pháp giảng dạy lâm sàng tại BVĐK Vũ Thư


Chiều thứ 7:


Chủ nhật:

Thông tin tuyển sinh

:::Video hoạt động:::

Hoạt động nổi bật giữa hai Hội Hữu nghị Việt Nam Campuchia " Ươm mầm hữu nghị "

Thống kê

  • Đang truy cập: 99
  • Khách viếng thăm: 96
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 1858
  • Tháng hiện tại: 522854
  • Tổng lượt truy cập: 25531733