Thông tin chung
Hệ thống tổ chức
Danh mục Tin tức
Lịch giảng
Tra cứu điểm
Bạn đọc quan tâm
Kết quả xét tuyển sinh hệ liên thông ngành Y khoa năm 2021
Xác nhận nhập học và Nhập học trực tuyến đại học chính quy năm 2021
Danh sách thí sinh trúng tuyển hệ đại học hệ chính quy đợt 1 năm 2021
Một số điểm mới dự kiến áp dụng trong tuyển sinh đại học năm 2022
Hướng dẫn nhập học năm 2021
Thông báo xác nhận nhập học hệ liên thông ngành Y khoa năm 2021
:::Thăm dò ý kiến:::

Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo dịch lên mức cao hơn
Đăng lúc: Thứ hai - 13/03/2017 12:53 - Người đăng bài viết: AdministratorNguồn tin: moh.gov.vn
Đây là đề nghị của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi sáng 3/3/2017 tại Hà Nội.
Cuộc họp còn có sự tham dự của các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch, cùng các tổ chức quốc tế WHO, FAO, CDC.
Báo cáo tại cuộc họp, Cục phó Cục Y tế dự phòng Hoàng Minh Đức cho biết: từ tháng 10/2016 tới nay dịch cúm A(H7N9) có dấu hiệu tăng mạnh tại Trung Quốc tạo thành đợt dịch thứ 5 với hơn 460 ca mắc tại 14 tỉnh, thành phố. Riêng 2 tháng đầu 2017 ghi nhận 449 ca mắc, trong đó 96 ca tử vong. Trong vòng 1 tuần (từ ngày 15 đến ngày 22/02) ghi nhận 56 trường hợp mắc mới tập trung ở tỉnh Hồ Bắc (11), Giang Tô (9), Chiết Giang (8), Quảng Đông (7), An Huy (4), Phúc Kiến (4),…. và chưa có xu hướng giảm. Đáng chú ý là ngày 04/02/2017, Đài Loan đã công bố 01 ca nhiễm cúm A(H7N9) sau khi trở về từ Quảng Đông và đã tử vong. Ngoài ra trước đó còn có 1 trường hợp người Malaysia và 2 trường hợp người Canada nhiễm cúm A(H7N9) nhưng đều có tiền sử đi về từ các vùng có dịch của Trung Quốc, điều này cho thấy dịch đã có dấu hiệu lây lan ra ngoài Trung Quốc. Dịch cúm A(H7N9) chủ yếu tập trung tại phía Nam Trung Quốc trong đó có tỉnh Vân Nam và Quảng Tây hiện nay đang xảy ra dịch. Đây là 2 tỉnh có chung biên giới với 7 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Việt Nam là quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn. Từ năm 2013 đến nay thế giới ghi nhận 1.258 trường hợp mắc, 435 trường hợp tử vong do cúm A(H7N9).
Tại cuộc họp đại diện Tổ chức Y tế thế giới khẳng định, mặc dù có sự biến đổi về gen của chủng virus nhưng qua đặc điểm dịch tễ cho thấy, phần lớn những người nhiễm bệnh đều có tiếp xúc với gia cầm ốm và chết. Nên WHO kết luận nguy cơ lây lan từ người sang người rất thấp. WHO khuyến cáo cần tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho khách du lịch đến vùng có dịch về triệu chứng của H7N9, đồng thời cảnh báo người dân, đặc biệt những người ở khu vực biên giới thực hiện các biện pháp vệ sinh, tuân thủ tiêu thụ gia cầm tránh để bị nhiễm bệnh.
Đối với công tác giám sát cúm H7N9 trên gia cầm theo FAO cần tăng cường công tác tuyên truyền tới các hộ nuôi gia cầm, thủy cầm về công tác vệ sinh chuồng trại, đảm bảo công tác vệ sinh chuồng trại để tránh dịch bệnh lây lan. Cùng quan điểm đó, đại diện tổ chức CDC cũng cho rằng: Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng, tăng cường giám sát dịch để công tác phòng, chống dịch được tốt hơn.
Theo Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2017, công tác giám sát bệnh đã được tiến hành mạnh nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với H7N9. Đến nay viện đã thực hiện giám sát chủ động với những người chăn nuôi, các đối tượng giết mổ gia cầm, buôn bán ở chợ ở một số tỉnh biên giới giáp Trung Quốc. Đối với công tác điều trị Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện từ trung ương đến tỉnh, huyện sẵn sàng nhân lực và vật tư để tiếp nhận người bệnh nếu dịch xảy ra, đồng thời có phương án đối phó với mọi tình huống.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị nâng mức cảnh báo dịch lên mức cao hơn, đồng thời đề nghị các đơn vị liên quan cần tăng cường công tác kiểm tra, quyết liệt, triệt để ngăn ngừa gia cầm nhập lậu cũng như xử lý thật nghiêm việc nhập lậu gia cầm; Thứ trưởng cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội, Cục Thú y Bộ Nông nghiệp cần tăng cường công tác giám sát chặt chẽ tại các chợ đầu mối gia cầm; tăng cường mở rộng giám sát tại các tỉnh có đường biên giáp với Trung Quốc; tăng cường giám sát thông tin có thể áp dụng trở lại tờ khai y tế tại cửa khẩu, nhất là với những khách đến từ Trung Quốc; đối với công tác truyền thông, cần phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân không nên ăn tiết canh ngan, vịt, không buôn bán gia cầm sống không được kiểm soát; đối với điều trị cần chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng công tác điều trị khi xảy ra dịch; các đơn vị hậu cần chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực, kinh phí, cũng như thiết bị máy móc cho công tác phòng chống dịch; để phòng chống dịch hiệu quả, Thứ trưởng cũng đề nghị Bộ/Ngành họp với Ban chỉ đạo và đoàn giám sát với các địa phương, tổ chức diễn tập phòng chống dịch tại các địa phương; hiện nay chưa có khuyến cáo người dân đi lại từ các vùng có dịch, tuy nhiên đối với khách du lịch cần cân nhắc trước khi đến vùng có dịch_ Thứ trưởng nhấn mạnh.
Virus cúm AH7N9 không có biểu hiện trên gia cầm nên khả năng lây lan dịch bệnh rất cao, bên cạnh đó nó lại là chủng virus lây từ gia cầm sống sang người nên nguy cơ vào Việt Nam gây dịch là rất lớn. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng virus cúm A H7N9 lây từ người sang người. Vì thế nếu làm tốt công tác phòng dịch ở cửa khẩu, quyết liệt ngăn chặn cúm gia cầm vào Việt Nam qua đường nhập lậu thì sẽ không có dịch bệnh trên người. Đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm cúm H7N9.
Báo cáo tại cuộc họp, Cục phó Cục Y tế dự phòng Hoàng Minh Đức cho biết: từ tháng 10/2016 tới nay dịch cúm A(H7N9) có dấu hiệu tăng mạnh tại Trung Quốc tạo thành đợt dịch thứ 5 với hơn 460 ca mắc tại 14 tỉnh, thành phố. Riêng 2 tháng đầu 2017 ghi nhận 449 ca mắc, trong đó 96 ca tử vong. Trong vòng 1 tuần (từ ngày 15 đến ngày 22/02) ghi nhận 56 trường hợp mắc mới tập trung ở tỉnh Hồ Bắc (11), Giang Tô (9), Chiết Giang (8), Quảng Đông (7), An Huy (4), Phúc Kiến (4),…. và chưa có xu hướng giảm. Đáng chú ý là ngày 04/02/2017, Đài Loan đã công bố 01 ca nhiễm cúm A(H7N9) sau khi trở về từ Quảng Đông và đã tử vong. Ngoài ra trước đó còn có 1 trường hợp người Malaysia và 2 trường hợp người Canada nhiễm cúm A(H7N9) nhưng đều có tiền sử đi về từ các vùng có dịch của Trung Quốc, điều này cho thấy dịch đã có dấu hiệu lây lan ra ngoài Trung Quốc. Dịch cúm A(H7N9) chủ yếu tập trung tại phía Nam Trung Quốc trong đó có tỉnh Vân Nam và Quảng Tây hiện nay đang xảy ra dịch. Đây là 2 tỉnh có chung biên giới với 7 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Việt Nam là quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn. Từ năm 2013 đến nay thế giới ghi nhận 1.258 trường hợp mắc, 435 trường hợp tử vong do cúm A(H7N9).
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.tbump.edu.vn là vi phạm bản quyền
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Bộ Y tế đình chỉ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng (30/06/2017)
- Thủ tướng Chính phủ đề ra 5 giải pháp phát triển BHYT (04/07/2017)
- Hội nghị tăng cường công tác phối hợp Một Sức khỏe tại Việt Nam (13/07/2017)
- Bộ Y tế bàn giao 7 bác sĩ trẻ chuyên khoa I về công tác tại huyện nghèo (30/06/2017)
- Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 70 tại Geneva (01/06/2017)
- Hãy cùng trò chuyện để phòng, chống trầm cảm (15/04/2017)
- Hội thảo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (01/06/2017)
- Bộ Y tế khai trương Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia (29/03/2017)
Những tin cũ hơn
- Dịch bệnh do virus Zika sẽ tiếp tục bùng phát (25/10/2016)
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Zika (05/04/2016)
- Bệnh do virus Zika một số đặc điểm cập nhật (05/04/2016)
- Hướng dẫn công tác truyền thông y tế năm 2016 (05/04/2016)
Tuần 49, năm học 2021-2022: Từ 27/06 đến 03/07/2022
|
:::Video hoạt động:::
Ký kết thỏa thuận thành lập điểm khảo thí bài thi Linguaskill
Danh mục văn bản
Số: Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 20-4-2022
Tên: (Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 20-4-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng mô hình chi bộ kiểu mẫu trong các loại hình chi bộ giai đoạn 2022-2025)
Ngày BH: (31/05/2022)
Số: Kế hoạch Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện chuyên đề năm 2022
Tên: (Kế hoạch Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện chuyên đề năm 2022 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", xây dựng đội ngũ cán bộ có ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển Thái Bình phồn vinh hạnh phúc)
Ngày BH: (26/05/2022)
Số: Lịch xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo, Phó Giáo
Tên: (Lịch xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư của Hội đồng giáo sư cơ sở Trường Đại học Y Dược Thái Bình Năm 2022)
Ngày BH: (20/05/2022)
Tin tức Đào tạo
- Thông báo gia hạn thời gian nhận hồ sơ thi tuyển sinh Bác sĩ nội trú năm 2022
- Thông báo hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển đại học chính quy năm 2022 và hồ sơ đăng ký xét tuyển liên thông chính quy ngành Y khoa
- Thông báo về việc triển khai kế hoạch cho học viên, sinh viên trở lại học tập trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022
- Thông báo kết quả tuyển sinh Sau đại học năm 2021
- Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường của NCS. Nguyễn Hồng Quang
- Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường của NCS. Đỗ Duy Bình
- Hướng dẫn nhập học năm 2021
- Toàn văn Luận án tiến sĩ NCS Đỗ Duy Bình
Thống kê
- Đang truy cập: 43
- Khách viếng thăm: 40
- Máy chủ tìm kiếm: 3
- Hôm nay: 7011
- Tháng hiện tại: 20586
- Tổng lượt truy cập: 19973934
Thành viên
Thông tin tuyển sinh
- Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2022
Trường Đại học Y Dược Thái Bình tuyển sinh ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học từ năm 2022
Một số điểm mới dự kiến áp dụng trong tuyển sinh đại học năm 2022
Thông báo kết quả tuyển sinh Sau đại học năm 2021
Hướng dẫn nhập học năm 2021
Xác nhận nhập học và Nhập học trực tuyến đại học chính quy năm 2021
Thông báo về việc xác nhận nguyện vọng nhập học đợt xét tuyển 1 năm 2021
Danh sách thí sinh trúng tuyển hệ đại học hệ chính quy đợt 1 năm 2021
Ý kiến bạn đọc